Các Món Ăn Từ Yến Sào

Yến sào hay tổ yến luôn là một món ăn đắt giá mà chỉ bậc đế vương vua chúa mới được thưởng thức. Tuy nhiên, hiện nay yến sào đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn với các loại tổ yến nhà, chế phẩm từ tổ yến, nhưng yến sào tự nhiên nhất là Tổ yến Khánh Hòa luôn là sự lựa chọn hàng đầu và có giá trị cao cả về dinh dưỡng cũng như giá cả

I : Tổ Chim Yến

Chim Yến làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm. Chim yến bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5), tổ được làm trong khoảng 33 - 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá (hay tường, xà nhà). Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau.

Sau khi làm tổ xong, chim yến bắt đầu giao phối và để trứng, chim yến thường đẻ 2 trứng, cách nhau 1 - 4 ngày. Trứng nở sau 22 - 26 ngày, chim con rời tổ khi khoảng khoảng 40 - 45 ngày tuổi. Trong suốt quãng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ thay nhau ấp trứng và kiếm mồi nuôi con.

Dựa vào đặc tính làm tổ và sinh sản của chim yến, người ta thường thu hoạch tổ yến vào một trong 3 thời điểm:

  • Khi chim yến vừa làm tổ xong, chưa kịp đẻ trứng. Tổ yến sào khánh hòa thu hoạch lúc này thường nhỏ hơn những lúc khác do sau khi đã đẻ trứng chim yến vẫn tiếp tục xây tổ dày thêm. Khi chim yến chưa kịp đẻ trứng mà phát hiện ra mất tổ sẽ lập tức xây lại tổ mới.
  • Khi chim yến đã đẻ trứng nhưng trứng chưa kịp nở. Tổ yến thu hoạch lúc này lớn hơn, ít tạp chất, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng của chim yến cho trứng không nở được.
  • Khi chim non đã rời tổ. Phương pháp này giúp bảo vệ số lượng chim yến và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của chim yến, vì chim non đã rời tổ có thể tiếp tục nhân giống, còn chim bố mẹ vào mùa sinh sản sau sẽ xây lại tổ mới. Tổ yến thu hoạch bằng phương pháp này có khối lượng lớn nhất, tuy nhiên thường lẫn nhiều tạp chất như lông, phân, do chim non đã lớn lên trong tổ yến

II : Phân Loại Tổ Chim Yến

Trên thị trường có 3 loại tổ yến chính là : 

  • Tổ Yến Trắng

Trong đó tổ yến trắng ( hay còn gọi là bạch yến ) là phổ biến. tổ có màu ngà, có khi hơi vàng hoặc xám. Là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường vì sản lượng nhiều hơn và giá thành cũng thấp hơn so với Yến hồng, Yến huyết. 

  • Tổ Yến Hồng 
  • Tổ Yến Huyết

Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu

Tổ Yến Huyết

III : Phân Loại Tổ Yến Trắng

Tổ yến trắng được phân ra làm 3 loại theo mức sơ chế như sau 

  • Tổ Yến Thô : là loại tổ yến còn nguyên hiện trạng sau khi khai thác. Do vậy vẫn còn lông tơ và tạp chất bám vào

  • Tổ Yến Sơ Chế : từ những tổ yến thô, ít lông nhất có thể được phun sương nhẹ, sau đó dùng phương pháp rút lông thủ công để làm sạch tổ yến, mức độ sạch 95%

  • Tổ Yến Sào Tinh Chế : là tổ yến được ngâm nở hoàn toàn và được làm sạch 100% lông tơ, tạp chất. Sau đó sử dụng khuôn để định hình và sấy khô bằng quạt

IV : Phân Loại Tổ Yến Trắng Theo Dinh Dưỡng 

  • Yến Trắng Tổ Nhỏ : Tổ Yến có kích thước nhỏ, sợi yến sẽ rất mềm mỏng, độ dai của sợi cũng sẽ thấp hơn, khi thưởng thức sợi cho cảm giác bở. Hơn nữa, nếu chưng hơi lâu thì sợi Yến sẽ mau tan mất trong nước. Hoặc nếu bảo quản sau vài ngày trong tủ lạnh mà quên dùng thì chất lượng Yến sẽ giảm
  • Yến Trắng Tổ To : Tổ yến thường có sợi yến to, dày và chắc. Sau khi ngâm và chưng lên Yến sẽ rất nở nhưng vẫn giữ được sợi. Khi ăn cho cảm giác dai ngon và sợi rất chắc. Sau khi chưng có thể để tủ mát đên 7 ngày dùng vẫn chất lượng
  • Yến Trắng Đặc Biệt :  kích thước và trọng lượng tổ lớn hơn là một yếu tố dễ nhận biết nhất . Màu sắc đậm hơn sơ với các loại yến tổ nhỏ và yến loại 1, khi màu càng đậm thì chất dinh dưỡng càng cao

V : Tác Dụng Của Tổ Yến

  • Tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
  • Tổ yến cũng có tác dụng nâng cao hoạt động tình dục, có tác dụng bổ phổi, làm sạch đường hô hấp, giúp cải thiện tình trạng hen xuyễn, lên đờm quá mức trong phổi và cổ họng, chống ho, ho ra máu và chiều hướng bị lao phổi. Ngoài ra tổ yến còn rất tốt cho tim và sự tuần hoàn máu.

Công Dụng Của Tổ Yến Với Người Cao Tuổi

Công Dụng Của Yến Sào Với Phụ Nữ

Công Dụng Của Yến Sào Với Trẻ Em

VI : Hướng Dẫn Sử Dụng Tổ Yến Sào

  • Bé dưới 12 tháng tuổi không nên dùng yến sào vì các chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn yếu nên chưa thể hấp thu các dưỡng chất có trong yến.

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên dùng 2-3 g/lần cách ngày hoặc 2 lần/tuần, nâng cao hệ miễn dịch, phát triển trí tuệ và thể chất.

Đối với Phụ Nữ Mang Thai

  • Giai đoạn 1-3 tháng trong giai đoạn này không nên dùng yến sào.

  • Giai đoạn 3-7 tháng các mẹ nên dùng đều đặn cách ngày khoảng 6 – 7gr yến trung bình 1 tháng khoảng 100gr yến.Giai đoạn này hệ thống tiêu hóa của thai nhi đã ổn định, hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển nên việc bổ sung nguồn dinh dưỡng lúc này là cần thiết.

  • Giai đoạn 8-9 tháng các mẹ nên giảm liều lượng còn khoảng 5gr yến sào. Nên dùng cách ngày, trung bình 1 tháng khoảng 70gr yến. Giai đoạn này thai nhi đã phát triển đầy đủ, bé dành thời gian phần lớn là để ngủ. Nên trong giai đoạn này, việc bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng là không cần thiết.

Đối với người cao tuổi

  • Dùng 5g/lần và dùng cách ngày.

Đối với người bệnh

  • Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị nên dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn, trung bình dùng khoảng 150g yến sào 1 tháng

VII : Cách Chế Biến Món Ăn Từ Tổ Yến Sào

  • Súp yến sào càng cua

Bên cạnh món súp yến sào thịt cua bí đỏ, súp yến sào càng cua cũng làm món ăn rất ngon, bổ sung vào thực đơn món mặn chế biến từ yến sào của bạn. Xin hân hạnh giới thiệu với các bạn:
Nguyên liệu:
10g tổ yến
3 càng cua tươi
50g dăm bông
1 trái bắp Mỹ
10g nấm đông cô
Cách làm món súp yến càng cua:
Bước 1:
Làm sạch tổ yến, bạn có thể tham khao ở bài “cách làm sạch tổ yến”
Luộc càng cua chín để nguội, bóc vỏ, ngâm phần chân xé tơi, phần càng để nguyên.
Bước 2:
Dăm bông cắt thành sợi nhỏ. Bắp Mỹ cắt thành 1/2 hạt. Nấm đông cô ngâm nở, mềm, cắt thành 1/3.
Bước 3:
Cho tổ yến vào chén chưng cách thủy 20 phút. Cho 2 chén nước dùng vòa đun sôi. Tiếp theo là cho bắp Mỹ vào đun tiếp 3 phút.
Cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào. Sau đó nêm bột canh cho vừa.
Bước 4:
Khi hỗn hợp sôi đều pha 2 muỗng bột bắp vào cùng với 1/2 chén nước. Cho vào nối khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.
Thưởng thức:
Cho súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt. Cho tổ yến đã hấp chín lên sau đó và có thể trang trí với ngò và tiêu.
Chúng ta đã có một món súp yến sào càng cua không những đẹp mắt mà còn rất ngon và dinh dưỡng

  • Cơm Gà Tổ Yến

Nguyên liệu nấu cháo yến
Gà ta nửa con
Tổ yến 3 cái to
Gạo bắc thơm
Gia vị: cà rốt, hành tươi, gừng, mắm, muối
Hướng dẫn nấu cháo tổ yến
Bước 1: Gà rửa sạch, luộc với chút gừng cho chín, vớt ra lọc lấy thịt và xé nhỏ. Nước luộc gà để riêng để nấu cháo
Bước 1. Thịt gà và cà rốt luộc chín, vớt ra chặt miếng vừa ăn hoặc xé phay miếng vừa ăn. Khi luộc cho chút gừng vào cho thơm.
Bước 2. Tổ yến ngâm khoảng 30 phút, sau khi ngâm để ráo nước. Cho nước luộc gà vào đun cho chín (cho lượng nước vừa đủ để khi chín vừa cạn nước là được)
Bước 3. Gạo cho vào nấu thành cơm, khi vừa chín cơm thì vớt tổ yến cho vào, nấu tiếp cho đến khi cơm chín hẳn. Trừng luộc chín để nguyên quả.
Bước 4: Pha xì dầu với ớt, tỏi cho vừa ăn. Cho cơm tổ yến ra bát, ăn kèm thịt gà,cà rốt và trứng. Chấm với xì dầu cay cay ngon tuyệt.
Vậy là món cơm gà tổ yến thơm ngon bổ dưỡng đã hoàn thành. Nó cũng khá đơn giản phải không nào? Nhưng cực bổ dưỡng các bạn nhé? Phù hợp cho tất cả mọi người mà không sợ béo nhé. Quý độc giả có thắc mắc hoặc chia sẻ, hỏi đáp về cách nấu cơm gà tổ yến vui lòng bình luận bên dưới

  • Cháo Tổ Yến Thịt Gà

Nguyên liệu nấu cháo yến
Gà ta nửa con
Tổ yến 3 cái to
Gạo bắc thơm
Gia vị: cà rốt, hành tươi, gừng, mắm, muối
Hướng dẫn nấu cháo tổ yến
Bước 1: Gà rửa sạch, luộc với chút gừng cho chín, vớt ra lọc lấy thịt và xé nhỏ. Nước luộc gà để riêng để nấu cháo
Bước 2: Cho gạo vào nước luộc gà và ninh thành cháo, nêm cháo vừa ăn.
Bước 3: Tổ yến ngâm nở, thái nhỏ.
Bước 4: Cà rốt, hành tươi thái nhỏ.
Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và cà rốt vào đun cùng cho đến khi chín. Cho hành và thịt gà vào và thưởng thức khi còn nóng.
Vậy là đã có món cháo tổ yến ngon và bổ cho cả gia đình. Nếu có ai đó mệt mỏi hoặc chán ăn hãy nấu ngay cháo tổ yến thơm ngon này nhé. Rất hiệu quả cho việc chăm sóc gia đình hay sức khỏe người già. Chúc các bạn thành công với cách nấu cháo tổ yến

  • Tổ Yến Sào Đu Đủ

Yến sào tiềm đu đủ là món ăn ngon, vừa lạ miệng vừa nhiều dưỡng chất. Nguyên liệu Yến sào khô 10g, Đu đủ 1 trái, Đường phèn 20gr. Cách chế biến Yến ngâm nước 4 tiếng, làm sạch. Đu đủ lấy bỏ phần ruột. Cho yến và đường phèn, một chút nước lọc vào trái đu đủ, đút lò tiềm khoảng 30 phút. Món ăn vừa lạ miệng, nhiều dưỡng chất

  • Tổ Yến Sào Cua Và Bí Đỏ

Nguyên liệu: 100g yến đã sơ chế. – 280g bí đỏ. – 60g thịt cua. – 300ml nước dùng gà. – 1 lòng trắng trứng gà. – 1 lát gừng. – 50g thịt dăm bông. – 1 thìa cà phê bột ngô. – rau mùi. – 1/3 thìa cà phê muối. Cách thực hiện: Gọt vỏ bí, bỏ ruột, thái nhỏ. Đun nước sôi, cho gừng và bí vào nấu khoảng 10 phút cho mềm. – Lấy bí ra xay nhuyễn, cho yến sào đã sơ chế và bí xay vào nồi đun sôi, sau đó cho thịt cua, dăm bông và quấy đều. – Trộn bột ngô với nước dùng gà, từ từ cho vào hỗn hợp bí để vừa sánh đặc. – Cho lòng trắng trứng vào, khuấy đều, nêm muối vừa ăn. Thưởng thức: Có thể cho súp ra quả bí đã khoét ruột và hấp chín, rắc rau mùi thái nhỏ lên trên. Món ăn này dùng khi còn nóng

  • Súp yến sào bồ câu non

Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa ăn. Món này dùng nóng rất ngon.
Nguyên liệu:
60gr yến tươi (hay 10g yến khô) đã qua sơ chế ( xem phần hướng dẫn sơ chế )
1 bồ câu non
60 Gr hạt sen
100 Gr thịt heo nạc
1/4 miếng vỏ quýt khô
8 ly nước sôi
Bột nêm
Cách thực hiện:
Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.
Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.
Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa.
Nêm muối cho vừa và ăn nóng

  • Tổ Yến Chưng Đường Phèn

Món ăn này được chế biến khá công phu. Tổ yến sau khi ngâm nước cho rã thành sợi và nhặt hết các chất bẩn bám vào, sợi yến sẽ có màu trắng lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến.  Yến chưng đường phèn có công dụng bổ phổi, làm đẹp da và giúp tăng cường sức khỏe.

  • Cháo Yến sào nếp than 

Yến sào hầm sữa tươi là một trong những món ăn ngon làm từ yến sào Khánh Hòa - món đứng hàng đầu trong bát trân. Hai thành phần chính của món này là Yến sào và sữa tươi. Từ trước đến nay, hầu hết phụ nữ ai cũng đều biết đến công dụng làm đẹp da của sữa tươi. Hôm nay, nó được chế biến kết hợp với Yến sào tạo nên 1 món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng, vừa phòng chữa bệnh vừa đặc biệt hữu ích cho công việc làm đẹp cho nữ giới

  • Yến Sào Hầm Sửa Tươi
  • Tổ yến: 10 – 20g (khẩu phần cho 3 – 4 người).

  • Sữa tươi: 50ml (Với những người đang bị bệnh đái đường, đường huyết tăng hay các bệnh tương tự tốt nhất nên sử dụng loại sữa không đường để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn).

  • Trứng gà: 3 quả (Sử dụng trứng gà ta để món ăn có hương vị tốt nhất).

  • Gia vị: Vừa đủ

Bước 1: Đập trứng vào tô, khuấy cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng trộn đều vào với nhau. Sau đó cho thêm sữa vào và tiếp tục khuấy đều. Lọc hỗn hợp qua vải sạch để loại bỏ hết cặn và chất bẩn.

Bước 2: Với tổ yến chưa qua sơ chế, bạn sẽ cần làm sạch lông tổ yến. Còn nếu chọn mua sản phẩm sạch đã qua sơ chế, bạn chỉ cần ngâm vào nước khoảng 30 – 60 phút cho đến khi sản phẩm nở ra hết. Sau đó cho tổ yến vào hỗn hợp, trước khi cho vào có thể thái mỏng nếu muốn. Thêm gia vị cho vừa miệng.

Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào thố chưng cách thủy, đặt thố vào nồi rồi đổ nước ngập 1/4 thố. Chưng trong 10 phút thì tắt bếp và nhấc thố ra khỏi nồi

  • Tổ Yến Hầm Hạt Sen + Táo Đỏ + Long Nhãn

· Cho tổ yến, hạt sen, táo đỏ và gừng vào chén sứ. Đổ nước ngập hết phần yến có trong chén sứ để yến nở ra trong quá trình chưng. · Gừng sẽ khử mùi tanh của yến và làm món tổ yến chưng táo đỏ hạt sen thơm ngon hơn. · Sau khi yến nở ra thì cho đường phèn vào và chưng cho đến khi yến ngấm hết đường phèn. Không nên cho quá ngọt tránh làm ngán món tổ yến chưng táo đỏ hạt sen

  • Tổ Yến Sào Hầm Gà Ác

Nguyên liệu 30g tổ Yến đã ngâm nở, sơ chế 1 con gà ác 1 gói thuốc bắc 2 chén nước lọc 3 miếng vỏ quít khô (Trần bì) 5 miếng thịt xá xíu Một thìa nhỏ bột nêm canh Cách thực hiện Ngâm vỏ quít cho nở mềm Gà mổ bụng rửa sạch, để ráo. Đun sôi nước vỏ quít, cho gà vào trần sơ qua, vớt gà ra để ráo Cho 2 chén nước lọc vào nồi nhỏ + thuốc bắc + gà vào nấu độ 1 giờ. Trở gà nhiều lần cho chín đều. Sau khi đã đun gà được 1 giờ, cho tất cả hỗn hợp vào thố + yến đã sơ chế + xá xíu. Tiềm thêm 1 giờ bằng cách chưng cách thuỷ Tắt bếp, cho bộ nêm cho vừa đủ. Để nguyên trong thố, dùng nóng

  • Súp Tổ Yến Thả Gà

Để nấu súp yến thả gà bạn cần chuẩn bị:

  • 400 gram thịt gà.

  • 2 trái bắp mỹ.

  • 2 quả trứng gà.

  • 5 tai nấm hương.

  • 2 muỗng bột năng.

  • 1 mớ nhỏ hành lá và ngò.

  • 2 củ hành tím.

  • gia vị nêm.

  • 20- 30 gram yến tinh chế.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:

  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và đem dập rồi băm nhỏ.

  • Hành lá và ngỏ rửa sạch, để ráo và xắt nhỏ.

  • Nấm hương rửa sạch cắt chân, ngâm nước nóng 20 phút cho nở. Sau đó xắt sợi nhỏ.

  • Bắp mỹ tách hạt, bỏ lõi.

  • Trứng gà đập và tách riêng phần lòng đỏ và lòng trắng.

  • Lườn gà rửa sạch bằng nước muối, rửa lại với nước sạch và để ráo.

  • Bột năng hòa tan với 1 chén nước sôi để nguội, khuấy đều cho tan.

  • Tổ yến tinh ngâm khoảng 20- 30 phút cho yến nở mà vẫn giữ độ dai.

Bước 3: Luộc gà:

  • Cho lườn gà vào nồi nước nhỏ và cho chút muối để luộc mau chín. Sau khi nước sôi hớt bọt trắng và đun thêm khoảng 5 phút.

  • Sau đó vớt gà ra và ngâm vào nước lạnh để thịt săn hơn. Khi gà bớt nóng thì xé nhỏ thịt gà thành sợi vừa ăn.

Bước 4: Nấu súp:

  • Luộc bắp đầu tiên cho thật mềm và sau đó đem ngâm vào nước lạnh để ráo, nước luộc bắp giữ lại để riêng. Sau đó, phi hành cho dậy mùi và cho gà xé nhỏ và nấm hương vào xào lên khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị. Đối với yến sào tinh sau khi ngâm nở thì đem chưng cách thủy trong vòng 20- 30 phút.

  • Cho nồi nước bắp luộc lên đun sôi, thêm gia vị vào và khuấy đều. Khi nước sôi cho chén nước bột năng, khuấy đều tay. Tiếp theo đổ lòng trắng trứng khuấy sao cho thành các sợi vân nhỏ. Sau đó cho bắp, thịt gà và nấm hương vào nấu cùng. Cho thêm hành ngò xắt nhỏ khuấy đều một lượt. Nêm nếm lại cho vừa miệng ăn. Cuối cùng là cho yến sào chưng lên trên cùng. Như vậy đã hoàn thành món súp yến thả gà siêu ngon rồi.