-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trà thái nguyên
Yến huyết là gì? Vì sao yến huyết có màu đỏ? Những người không nên ăn huyết yến?
Đăng: 25/08/2024 bởi CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG Xanh.
Huyết yến hay yến huyết là một trong những từ khóa có lượng người tra cứu nhiều nhất hiện nay trong nhóm thực phẩm bổ dưỡng. Xét về giá trị dinh dưỡng thì huyết yến vô cùng quý giá và rất khan hiếm. Vậy huyết yến là gì? Vì sao yến huyết có màu đỏ?... Những câu hỏi có liên quan đến huyết yến sẽ được chúng tôi làm rõ trong nội dung bài viết này.
Yến huyết là gì? Vì sao yến huyết có màu đỏ?
Yến huyết thực tế còn được gọi với một cái tên khác đó là yến đỏ. Trên thực tế, huyết yến cũng là 1 sản phẩm của yến sào. Thực phẩm này trên thị trường có tồn tại 3 dạng là: Huyết yến, bạch yến và hồng yến. Trong đó, huyết yến là sản phẩm có màu đỏ giống với màu máu. Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì huyết yến mang đến giá trị rất cao cho sức khỏe.
Vì sao yến huyết có màu đỏ?
Một số cho rằng, khi xây tổ chim yến có pha trộn giữa máu và nước bọt nên chúng có màu đỏ như vậy. Tuy nhiên, cũng có 1 số quan điểm lại cho rằng: Huyết yến có màu đỏ là do loại chim già ho ra máu nên chúng mới có màu đỏ.
Theo lời truyền miệng của dân trong nghề thì có rất nhiều câu chuyện hay ho gắn liền với "truyền thuyết" về huyết yến. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu khoa học phân tích thì khi hồng cầu trong máu của yến tiếp xúc với không khí thì sẽ chuyển thành màu đen chứ không phải là màu đỏ.
Chính vì những suy đoán trái chiều trên mà các nhà khoa học đã làm rất nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng là: Cơ bản, huyết yến lúc đầu vẫn có màu sắc như 1 tổ yến thông thường. Tuy nhiên, do ở trong môi trường tự nhiên lâu, tiếp xúc với nhiệt độ, ánh sáng, khoáng chất và rất nhiều tác động đặc biệt khác đã làm cho tổ yến bị lên men.
Thời gian để tổ yến thông thường có màu đỏ tính từ thời điểm lên men là ít nhất phải 2-3 tháng. Sự lên men của tổ yến là đồng nghĩa với việc chúng sinh ra chất mới. Đặc biệt, chất sinh ra rất tốt cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó là huyết yến trở thành sản phẩm khan hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Màu đỏ của huyết yến không phải là máu của chim yến mà đây là quá trình lên men của 1 tổ yến thông thường. Yến huyết thường được tìm thấy ở những vách núi treo leo nằm trong hang động ẩm ướt.
Khi càng vào sâu trong hang động thì màu của yến huyết lại càng đỏ đậm. Việc thu hoạch huyết yến của trở lên rất khó khăn và nguy hiểm. Chính vì lẽ đó mà giá thành của sản phẩm này bao giờ cũng cao hơn so với các sản phẩm yến sào khác.
Những giá trị dinh dưỡng của huyết yến.
Khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao yến huyết có màu đỏ thì chúng ta đã biết được huyết yến có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với bạch yến và hồng yến đúng không nào? Vậy cơ sở khoa học nào để chúng ta khẳng định điều này?
Thực tế, sự khác biệt lớn nhất của 3 sản phẩm này nằm ở bảng thành phần dinh dưỡng mà các nhà khoa học "cân, đo, đong, đếm" được đó chính là: Trong huyết yến có các thành phần dinh dưỡng lớn bao gồm:
Giá trị dinh dưỡng trong huyết yến
-
Có hàm lượng Protein cao: Đây là chất rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động sống cho con người.
-
Có chất Acid aspartic và Proline: Công dụng của 2 hoạt chất này là giúp tại tạo mô, cơ và da.
-
Hàm lượng Canxi trong huyết yến khá cao: Chúng tham gia vào quá trình tái tạo và làm khỏe các khớp xương.
-
Natri trong yến huyết có tác dụng làm cân bằng điện giải và giữ nước rất tốt cho cơ thể.
-
Chất Aspartic acid trong huyết yến có vai trò nâng cao hệ thống miễn dịch cho con người.
-
Trong huyết yến còn có chất Threonine: Chúng có vai trò hỗ trợ, tái tạo collagen và elastin. Đây là thành phần quan trọng giúp tái cấu trúc da hiệu quả.
-
Chất Glycine trong huyết yến sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các nếp nhăn, giảm nám, tàn nhang và chống lại quá trình lão hóa.
-
Tryptophan trong yến huyết rất tốt cho mẹ bầu. Chất này sẽ giúp cho thai nhi được khỏe mạnh và được phát triển toàn diện.
-
Với Valine trong yến huyết lại rất tốt cho những người bị những bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
-
Một thành phần quan trọng nữa trong yến huyết đó chính là Aspartic acid, Serine, Glutamic acid: Đây là những chất có tác dụng rất tốt đối với hệ thần kinh.
Những người không nên ăn huyết yến?
Mặc dù huyết yến rất tốt cho sức khỏe con người nhưng với một số đối tượng sẽ không nên tiêu thụ loại thực phẩm này. Cụ thể là:
-
Trước tiên là những người bị dị ứng với các sản phẩm từ chim.
Những người không nên ăn huyết yến là ai?
-
Tiếp đến là những người bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột như: Ợ hơi, ợ chua, táo bón... Bởi sản phẩm này có thể gây khó tiêu gây ra sự khó chịu cho hệ thống đường ruột và dạ dày.
-
Với những người bị một số căn bệnh mãn tính như: Viêm dạ dày, đường ruột, đại tràng... Chúng sẽ làm tăng quá trình bị viêm nhiễm đối với các căn bệnh này.
-
Với những phụ nữ ở những tháng đầu thai kỳ cũng không nên sử dụng huyết yến. Bởi sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
-
Kể cả trẻ sơ sinh hay trẻ có hệ tiêu hóa yếu cũng không nên dùng sản phẩm.
Như vậy câu hỏi: Vì sao yến huyết có màu đỏ đã có câu trả lời xác đáng. Với những kiến thức được cung cấp, chúng tôi tin chắc mọi người sẽ biết cách sử dụng đúng sản phẩm này.
Các tin khác
- Yến sào dành cho mẹ bầu – Lợi ích và lưu ý khi sử dụng để thai kỳ luôn khỏe mạnh 29/11/2024
- Những hiểu lầm đáng tiếc về yến sào khiến “vàng trắng thiên nhiên” bị đánh giá sai 29/11/2024
- Bạn đang dùng yến tươi hay yến khô? Bạn biết yến tươi tốt hơn hay yến khô tốt hơn? 29/11/2024
- Bạch yến – Hồng yến – Huyết yến: Loại nào tốt cho sức khỏe của bạn? 29/11/2024
- Công thức kết hợp tổ yến cùng các thành phần khác giúp nâng tầm sức khỏe toàn diện 29/11/2024
- Tổ yến thô để được bao lâu – Và bộ cẩm nang những câu hỏi khi sử dụng yến nhất định bạn phải biết 29/11/2024
- Cách phân biệt tổ yến thật – giả 29/11/2024